Nhà phát hành | Thái Hà Books |
---|---|
Tác giả/ Dịch giả | Susan Mayclin Stephenson, |
Nhà xuất bản: | Nhà xuất bản Lao động - Xã hội |
Hình thức bìa | Bìa mềm |
Số trang | 330 |
Kích thước | 20.5 x 14.5 x 1.6 cm, |
Nhà cung cấp | Công ty CP Sách Thái Hà |
Trọng lượng | 350g |
Mã sản phẩm | 8935280907096 |
Một hạt giống nhỏ đang nảy mầm trong mảnh đất màu mỡ, được hấp thụ đủ lượng ánh sáng mặt trời, hơi ấm và độ ẩm sẽ phát triển thành một cây xanh khỏe mạnh giàu chất dinh dưỡng. Con nòng nọc của loài ếch sống trên cây biết phải sống bao lâu dưới nước và khi nào là lúc phải thay đổi đến một môi trường mới để sống trên cạn. Giống như cây cối, con người sơ sinh cần một môi trường đầy chất bổ dưỡng, về cả mặt vật chất lẫn tinh thần và sẽ lấy những thứ mà nó cần từ môi trường để phát triển. Cũng giống như con nòng nọc của loài ếch sống trên cây nó cần một môi trường có thể thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của nó.
Tôi tin rằng đứa trẻ sơ sinh được sinh ra với tất cả bản năng cần thiết để phát triển tốt và hạnh phúc khi nhu cầu của nó được đáp ứng; nhưng cái thứ môi trường nào mới thỏa mãn được những nhu cầu này? Cái ôm ấm áp của người mẹ vừa sau khi sinh đánh thức lòng nhân hậu và bắt đầu dạy đứa trẻ sơ sinh rằng con người nên cư xử với nhau như thế nào. Và rồi, sao nữa?
Mỗi nền văn hóa đều có sự khôn ngoan nhưng trong thời kỳ hiện đại thì đa phần đã bị đánh mất. Ba năm đầu đời thì quá quan trọng để làm những cuộc thử nghiệm, nhưng những nguyên tắc Montessori được nói đến ở đây đều được công nhận trên khắp thế giới hơn 100 năm qua, bất kể nền văn hóa của đứa trẻ là gì đi chăng nữa. Mục đích của quyển sách này là để giúp cha mẹ tìm hiểu, khám phá, trân trọng và trợ giúp các nhu cầu tinh thần, vật chất và cảm xúc của đứa trẻ trong ba năm đầu đời.
Giảng dạy theo phương pháp Montessori luôn là một niềm vui lớn lao cho tôi, nhưng ngày hôm đó tôi đã nhận ra rằng để đạt được hiệu quả lớn nhất trong việc hỗ trợ tiềm năng của trẻ em, và của loài người nói chung, tôi cần phải học thêm về trẻ em từ 0 đến 3 tuổi. Đã nhiều năm tôi vẫn đang học hỏi và chia sẻ những gì tôi khám phá ra được. Một cách sử dụng quyển sách Em bé hạnh phúc đã làm tôi hài lòng rất nhiều là trong các lớp học về sự phát triển con người cho học sinh trung học, tôi tin chắc rằng những bạn trẻ này sẽ trở thành những bậc cha mẹ rất đặc biệt.
Tôi hi vọng quyển sách này sẽ giúp bạn hiểu rõ và trân trọng sự kỳ diệu của những năm đầu đời của trẻ, tạo cho bạn niềm cảm hứng để học hỏi thêm nữa.
Mục lục:
Giới thiệu
Lời mở đầu
PHẦN MỘT. NĂM ĐẦU TIÊN
Năm đầu tiên: Các giác quan
Năm đầu tiên: Tiếp cận và Nắm bắt
Năm đầu tiên: Ngồi và Làm việc
Năm đầu tiên: Bò, nâng người và đứng lên
Cuối năm đầu tiên: Sự phát triển độc nhất và lòng tự trọng của trẻ
PHẦN HAI. 1 – 3 TUỔI
1 – 3 Tuổi: Chăm sóc bản thân, người khác và môi trường
1 – 3 Tuổi: Đồ chơi và ghép hình
1 – 3 Tuổi: Âm nhạc
1 – 3 Tuổi: Ngôn ngữ
1 – 3 Tuổi: Nghệ thuật
1 – 3 Tuổi: Các dân tộc
1 – 3 Tuổi: Thực vật và động vật
1 – 3 Tuổi: Khoa vật lý học và toán học
PHẦN BA, NGƯỜI LỚN
0 – 3 Tuổi: Chuẩn bị môi trường
0 – 3 Tuổi: Làm cha mẹ và dạy con
PHỤ LỤC
Thông tin tác giả:
Susan tốt nghiệp Học viện Maria Montessori ở London, Anh vào năm 1971. Bà đã nghiên cứu về phương pháp Montessori trong vòng hơn 50 năm và áp dụng nó với cương vị một người mẹ, một người bà, một lãnh đạo trường và một giáo viên dạy trẻ từ 2 tuổi cho tới khi học cấp Ba. Bà vẫn đang tiếp tục đến thăm và làm việc tại hơn 60 nước để tìm hiểu về nhu cầu của trẻ em, gia đình cũng như nhà trường. Các cuốn sách của bà được sử dụng tại các trường học Montessori và các trung tâm đào tạo giáo viên và bất cứ ai quan tâm đến sự phát triển của trẻ em.
Trích đoạn sách:
Trước khi ra đời
Chúng ta biết rất ít về những gì mà một đứa bé thực sự trải qua trong bụng mẹ trong khoảng thời gian chín tháng đó, nhưng chúng ta biết có rất nhiều thứ đang xảy ra trong đó. Da, bộ phận giác quan đầu tiên và quan trọng nhất được phát triển hoàn thiện khi thai nhi khoảng bảy tám tuần tuổi. Khứu giác sẵn sàng hoạt động vào tháng thứ hai của thai kỳ. Vị giác hoạt động vào tháng thứ ba. Và đôi tai hoàn thiện sự phát triển về mặt cấu trúc giữa tháng thứ hai và tháng thứ năm.
Chúng ta không thể biết chính xác đứa bé có cảm giác, cảm nhận, trực giác, suy nghĩ và hiểu những gì. Nhưng chúng ta biết được rằng bé phản ứng lại với giọng nói, âm thanh và âm nhạc. Vì thế chúng ta có thể mang lại điều tốt nhất cho bé bằng cách dành thời gian yên tĩnh trò chuyện, hát và cho bé nghe nhạc hằng ngày. Những chuyên gia nghiên cứu về việc học ngôn ngữ cho chúng ta biết rằng nền tảng của việc học tiếng mẹ đẻ bắt đầu từ trong bụng mẹ. Điển hình như nhà vĩ cầm nổi tiếng người Anh, ông Yehudi Menuhin tin rằng tài năng âm nhạc của mình một phần nhờ vào việc cha mẹ ông thường xuyên ca hát và chơi nhạc trước khi ông được sinh ra. Cha mẹ nào hát cho con họ nghe trong thời kỳ mang thai nhận thấy rằng những bài hát này tạo cảm giác rất dễ chịu cho đứa bé sau khi sinh.
Có thể là thai nhi hấp thụ được những nhịp điệu đặc thù của ngôn ngữ người mẹ. Trong một nghĩa nào đó thì thai nhi đã đang làm việc, nó đang học ngôn ngữ!
Khóc là giao tiếp
Các nền văn hóa rất khác nhau trong cách phản ứng lại một đứa bé sơ sinh đang khóc – từ một niềm tin rằng khóc làm phổi bé khỏe hơn; đến sự ngờ vực tuyệt đối khi có người để mặc cho một đứa bé khóc một hồi lâu. Chúng tôi khuyên rằng bạn nên dành thời gian và nỗ lực để tìm hiểu về những gì bé đang nói với tiếng khóc. Không có công thức nào và mỗi đứa trẻ đều khác nhau.
Trong một lần đến tham quan một bệnh viện nhi ở trường Đại học Roma trong khóa huấn luyện Hỗ Trợ Trẻ Sơ Sinh của tôi, tôi quan sát thấy một bác sĩ phản ứng lại với tiếng khóc của những đứa bé sơ sinh theo cách sau đây: Đầu tiên bà ta nói chuyện với đứa bé một cách êm ái và dịu dàng, để trấn an bé rằng có người đang hiện diện. Trong nhiều trường hợp, cách này là tất cả những điều cần thiết phải làm để an ủi một đứa bé và để làm bé nín khóc. Tuy nhiên, nếu điều này không có ích gì thì người bác sĩ đó nhìn vào mắt trẻ hoặc đặt tay lên người trẻ một cách nhẹ nhàng. Thường thì cách làm này hoàn toàn trấn an được đứa bé. Nếu không, bà ta kiểm tra xem có cái gì làm cho bé khó chịu, tấm trải bị nhăn, tả bị ướt, hay nhu cầu cần đổi tư thế nằm. Giải quyết được vấn đề này gần như lúc nào cũng trấn an được đứa bé và chấm dứt nhu cầu phải khóc của nó. Chỉ rất hiếm khi trẻ thực sự cần thức ăn.