Hết hàng

Hệ thống cơ quan giám sát triều Nguyễn (1802-1885): từ thiết chế, định chế đến thực tiễn

Nhà xuất bản: Nhà Xuất Bản Khoa Học Xã Hội Tác giả/Dịch giả: TS Ngô Đức Lập Hình thức bìa: Bìa mềm
165.000₫

Thông tin sản phẩm

Tác giả/ Dịch giả TS Ngô Đức Lập,
Nhà xuất bản: Nhà Xuất Bản Khoa Học Xã Hội
Hình thức bìa Bìa mềm
Số trang 255
Kích thước 24 x 16 cm,
Mã sản phẩm 9786043085877

Hệ Thống Cơ Quan Giám Sát Triều Nguyễn (1802-1885): Từ Thiết Chế, Định Chế Đến Thực Tiễn

Sau nhiều biến cố thăng trầm, đến năm 1802 Nguyễn Ánh giành được chiến thắng trước nhà Tây Sơn lập ra vương triều Nguyễn và mở đầu giai đoạn trị và kéo dài 143 năm của triều đại quân chủ cuối cùng ở Việt Nam. Trong thời gian trị vì, 4 vị vua đầu của triều Nguyễn, từ Gia Long, Minh Mạng đến Thiệu Trị, Tự Đức đã dày công xây dựng bộ máy nhà nước quân chủ tập quyền vững mạnh. Kết quả, so với các triều đại quân chủ Việt Nam trước đó, trong hơn 8 thập niên đầu, triều Nguyễn đã xây dựng được bộ máy nhà nước khá hoàn chỉnh từ trung ương đến địa phương. Bộ máy nhà nước của triều Nguyễn được xây dựng trên cơ sở kế thừa có chọn lọc các bộ máy nhà nước quân chủ Việt Nam trước đó và nhà Thanh (Trung Quốc) đương thời. Trải qua quá trình hoạt động, bộ máy nhà nước của triều Nguyễn thời kỳ độc lập tự chủ (1802-1885) đã có những đóng góp nhất định. Một trong những nguyên nhân góp phần giúp cho triều Nguyễn có được những đóng góp trên đó là triều đại này đã xây dựng, vận hành một hệ thống cơ quan giám sát khá hoàn chỉnh và hiệu quả.
Trong quá trình ra đời, tồn tại và phát triển, các cơ quan giám sát của triều Nguyễn như: Viện Đô sát, Lục khoa và Giám sát ngư sử của 16 đạo đã có những đóng góp lớn, góp phần làm trong sạch bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương cũng như ổn định xã hội và phần nào đảm bảo quyền, lợi ích của dân chúng.


 

hotline
0931068789
Danh sách so sánh