Nhà phát hành | Quảng Lợi |
---|---|
Tác giả/ Dịch giả | Nhiều tác giả, |
Nhà xuất bản: | Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội |
Hình thức bìa | Bìa mềm |
Số trang | 200 |
Kích thước | 27 x 19 x 0.9 cm, |
Nhà cung cấp | Công ty CP Sách và Văn hoá phẩm Quảng Lợi |
Mã sản phẩm | 9786043244205 |
Ngữ Văn 11 - Ngữ Liệu Đọc Hiểu Mở Rộng (Dùng Học 3 Bộ SGK Theo Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông 2018)
Để đáp ứng yêu cầu đổi mới cách đánh giá học sinh trong môn Ngữ văn cấp THPT - Chương trình GDPT 2018 (tránh dùng lại các văn bản đã học trong sách giáo khoa làm ngữ liệu xây dựng các đề kiểm tra đọc hiểu và viết để đánh giá chính xác năng lực học sinh, khắc phục tình trạng học sinh chỉ học thuộc bài hoặc sao chép nội dung tài liệu có sẵn; khuyến khích việc xây dựng và sử dụng các đề mở trong kiểm tra, đánh giá để phát huy cao nhất khả năng sáng tạo của học sinh), chúng tôi biên soạn bộ sách: Ngữ văn 11 - NGỮ LIỆU ĐỌC HIỂU MỞ RỘNG (Theo CT 2018 – Dùng cho 3 bộ SGK)
Bộ sách bám sát yêu cầu cần đạt của Ngữ văn 11 - Chương trình GDPT 2018 và CV 3175 HƯỚNG DẪN VỀ ĐỔI MỚI DẠY HỌC VÀ kiểm tra đánh giá NGỮ VĂN CỦA BỘ Giáo Dục và Đào tạo (21/7/2022) nhằm cung cấp cho nguồn ngữ liệu mở rộng theo thể loại đã được tuyển chọn kỹ càng, đảm bảo đặc trưng thể loại, có nguồn gốc tin cậy để:
- HS luyện kỹ năng đọc hiểu (đảm bảo tốc độ đọc, khả năng thu nhận và xử lý thông tin trên ngữ liệu mới.)
- GV có nguồn ngữ liệu mở để luyện kĩ năng đọc hiểu và ra đề thi hướng tới mục tiêu để thi, câu hỏi đa dạng, không cũ mòn, cập nhật những vấn đề mới của đời sống; GV được sáng tạo, khám phá từ những vỉa tầng, ý nghĩa mới của văn bản mới...
Cuốn sách gồm có 3 chương chính ứng với 3 kiểu văn bản và 10 đơn vị bài ứng với 10 thể loại (đọc hiểu) của chương trình Ngữ văn 11.
Chương 1: Văn bản văn học
Chương 2: Văn bản nghị luận
Chương 3: Văn bản thông tin
Trong mỗi đơn vị bài gồm 4 nội dung chính:
A. Mục tiêu cần đạt (3 bậc) về thể loại
B. Định hướng đọc hiểu theo thể loại
C. Văn bản đọc hiểu (Từ 5 -9 văn bản mới ngoài 3 bộ SGK)
D. Một số ý kiến tham khảo về văn bản (làm cơ sở tiếp cận văn bản)