Nhà phát hành | Nhà xuất bản Kim Đồng |
---|---|
Tác giả/ Dịch giả | Thâm Tâm, |
Nhà xuất bản: | Nhà xuất bản Kim Đồng |
Hình thức bìa | Bìa mềm |
Số trang | 116 |
Kích thước | 19 x 13 x 0.5 cm, |
Nhà cung cấp | Nhà xuất bản Kim Đồng |
Trọng lượng | 130g |
Mã sản phẩm | 8935352619377 |
Tủ Sách Văn Học Trong Nhà Trường - Thơ Thâm Tâm
“… Thâm Tâm thuộc trong số không nhiều các nhà văn có khí cốt mạnh mẽ lúc bấy giờ. Họ không thích kêu rên, than khóc. Cũng không muốn chết chìm vào trong những khoái thú cá nhân. Họ muốn đổi thay, muốn lên đường. Dòng huyết mạch chảy mạnh mẽ trong cơ thể họ. Quả tim trẻ tuổi đang đập rộn trong lồng ngực họ. Thơ của Thâm Tâm, Trần Huyền Trân có cái ngang tàng, khỏe khoắn, dám đi “ngược gió” giữa đời.” – Văn Giá
“Hào khí trong thơ Thâm Tâm có trước giai đoạn kháng chiến. Cái sức lực suy nhược ấy không cất nổi gánh nặng ở đời, nhưng biến thành Thơ, thành Hành, trở thành hào khí của những bài thơ, bài hành nổi tiếng nhất trong những bài thơ bài hành Việt Nam, về tâm huyết trai trẻ của một nước đang sống trong thời bị trị… Rõ ràng Thâm Tâm thuộc dòng Thơ Chính Khí ngay từ đầu, và cho tới khi nằm xuống.” – Viên Linh
---
Thâm Tâm tên thật là Nguyễn Tuấn Trình, sinh ngày 12-5-1917 tại Thị xã Hải Dương.
Sáng tác của Thâm Tâm đăng nhiều trên Tiểu thuyết thứ Bảy và Truyền bá với các thể loại truyện ngắn, truyện vừa, kịch, tiểu thuyết,… nhưng thành công nhất là thơ, nổi bật là các bài Tống biệt hành, Vọng nhân hành, Tráng ca, Can trường hành… và những bài thơ trong “huyền thoại” về thi sĩ bí ẩn T.K.KH: Gửi T.T.Kh., Màu máu Tigôn, Dang dở.
Cách mạng tháng Tám thành công, Thâm Tâm tham gia Hội văn hóa cứu quốc, trong Ban biên tập tạp chí Tiên phong của Mặt trận Việt Minh, vẽ áp phích, viết các vở kịch 19-8, Lối sống, Đầu quân vào Nam (1945), Lá cờ máu, Người thợ (1946).
Kháng chiến chống Pháp, Thâm Tâm nhập ngũ, công tác tại Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị, làm Thư ký tòa soạn báo Vệ Quốc quân (tiền thân báo Quân đội Nhân dân). Thâm Tâm có một số sáng tác như Đại đội Kim Sơn (truyện ký, 1948), Văn thơ bộ đội (tiểu luận, 1949), thành công hơn cả là bài thơ Chiều mưa đường số 5 (1948).
Giữa năm 1950, Thâm Tâm đi chiến dịch Biên giới làm báo mặt trận. Ông mất sau một cơn bệnh đột ngột ngày 18 tháng 8 năm 1950, được đồng đội và nhân dân địa phương mai táng tại bản Pò Noa, xã Phi Hải, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng.
Ông được tặng Giải thưởng Nhà nước năm 2007.
Tác phẩm chính:
• Thơ in trên các báo trước 1945: Tống biệt hành, Vọng nhân hành, Tráng ca, Vạn lý trường thành, Can trường hành, Gửi T.T.Kh., Màu máu Tigôn, Dang dở…
• 19-8 (kịch, 1945)
• Lối sống (kịch, 1945)
• Đầu quân vào Nam (kịch, 1945)
• Lá cờ máu (kịch, 1946)
• Người thợ (kịch, 1946)
• Đại đội Kim Sơn (truyện kí, 1948)
• Văn thơ bộ đội (tiểu luận, 1949)
• Chiều mưa đường số 5 (thơ, 1948)
• Thơ Thâm Tâm (1988)
Tác phẩm viết cho thiếu nhi:
• Hai cây hoa nhài (truyện cổ tích, 2023)
• Con rùa đội vẹt (truyện đồng thoại, 2023)
• Thuồng luồng ở nước (truyện dã sử, 2023)