Hết hàng

Cơ Thể Phi Tuổi Tác, Tâm Trí Phi Thời Gian

Nhà phát hành: Thái Hà Books Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Thế Giới Tác giả/Dịch giả: Nhiều Tác Giả Hình thức bìa: Bìa mềm
229.000₫

Thông tin sản phẩm

Nhà phát hành Thái Hà Books
Tác giả/ Dịch giả Nhiều Tác Giả,
Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Thế Giới
Hình thức bìa Bìa mềm
Số trang 508
Kích thước 24 x 15.5 x 2.5 cm,
Nhà cung cấp Công ty CP Sách Thái Hà
Trọng lượng 530g
Mã sản phẩm 8935280913882

Cơ Thể Phi Tuổi Tác - Tâm Trí Phi Thời Gian

Có một điều thú vị về lão hóa, đó là chưa ai từng chứng minh nó là cần thiết. Khoảng 20 năm trước, khi cuốn sách này lần đầu xuất hiện, thực tế đáng kinh ngạc này đã đúng, và ngày nay, thậm chí nó còn đúng hơn. Ai cũng già đi. Tôi biết điều đó. Nhưng tôi đã được truyền cảm hứng từ một câu nói của triết gia Ấn Độ cổ đại Adi Shankara. Ông tuyên bố rằng “mọi người già đi và chết vì họ thấy người khác già đi và chết”. Cả một cuốn sách đã ra đời chỉ do tôi tự hỏi rằng liệu điều này có khi nào lại đúng không.

Y học hiện đại đã cung cấp cho tôi một vài manh mối. Đầu tiên, “tân lão hóa” đã xuất hiện. Các bác sĩ bắt đầu nhìn thấy những bệnh nhân dù đã cao tuổi nhưng cơ thể và tâm trí còn rất trẻ. Rõ ràng sự lão hóa không có khuôn mẫu cố định và chắc chắn không phải lúc nào cũng là 70 tuổi như Kinh Thánh đã nói. (Trong một cuộc thăm dò ý kiến gần đây về thời điểm bắt đầu tuổi già thì mọi người trả lời rằng, trung bình, nó bắt đầu năm 85 tuổi. Một con số đáng kinh ngạc nếu bạn để tâm suy nghĩ.) Thứ hai, bộ não đã được tái định hình. Khi tôi học trường Y, và cả lâu sau đó, mọi người đều cho rằng bộ não bị mất nơ-ron khi con người già đi; nó không có khả năng tự hồi phục sau sang chấn; nó không có khả năng phát triển tế bào não mới. Giờ chúng ta biết rằng cả ba giả định trên đều sai. Bộ não có thể làm mới và tự chữa lành, nó có thể phát triển những kết nối mới trong suốt cuộc đời một con người.

Một ví dụ kịch tính của điều này là nhiều người già ngày nay đang chơi một loạt những trò chơi được thiết kế với mục đích giúp não bộ luôn trẻ trung và dẻo dai. Những “phòng tập dành cho não bộ” này hoạt động trên nguyên tắc là bộ não phát triển những đường dẫn mới bất cứ khi nào nó gặp phải những nhiệm vụ mới. Khẩu hiệu “Không dùng thì mất” đã xuất hiện khi cuốn sách này được viết ra, nhưng nó còn quá thiếu sót. Nhờ một lĩnh vực mới có tên là khả biến thần kinh – lĩnh vực nghiên cứu khả năng thay đổi của bộ não – các nhà nghiên cứu đã đạt được niềm tin là bộ não có độ dẻo dai vô hạn.

Phát hiện lớn nhất trong suốt 20 năm qua là gen. Phần lớn mọi người đều đã đọc những dòng tít lớn về việc vẽ bản đồ gen người. Đó là một thành tựu vĩ đại và cuối cùng, toàn bộ ba tỉ mảnh ADN người đã được giải mã. Điều phần lớn mọi người không biết là thay vì khiến ADN trở nên dễ hiểu hơn, tấm bản đồ mới lại càng khiến mọi thứ thêm bí ẩn. Hóa ra chúng ta có ít gen hơn đáng ra phải có khá nhiều, khoảng 20.000 đến 30.000 gen. Một số động vật cấp thấp còn có nhiều gen hơn. Các quy trình sống cơ bản của chúng ta ở cấp độ gen giống với những thứ mà không hề giống chúng ta, ví dụ như chuối hay khỉ đột. Làm thế nào những quy trình cơ bản này tiến hóa thành một tạo vật tối cao như bộ não người vẫn hoàn toàn là một bí ẩn. Thậm chí còn bí ẩn hơn khi để tạo nên một đặc điểm nhất định suy nghĩ.) Thứ hai, bộ não đã được tái định hình. Khi tôi học trường Y, và cả lâu sau đó, mọi người đều cho rằng bộ não bị mất nơ-ron khi con người già đi; nó không có khả năng tự hồi phục sau sang chấn; nó không có khả năng phát triển tế bào não mới. Giờ chúng ta biết rằng cả ba giả định trên đều sai. Bộ não có thể làm mới và tự chữa lành, nó có thể phát triển những kết nối mới trong suốt cuộc đời một con người. Một ví dụ kịch tính của điều này là nhiều người già ngày nay đang chơi một loạt những trò chơi được thiết kế với mục đích giúp não bộ luôn trẻ trung và dẻo dai. Những “phòng tập dành cho não bộ” này hoạt động trên nguyên tắc là bộ não phát triển những đường dẫn mới bất cứ khi nào nó gặp phải những nhiệm vụ mới. Khẩu hiệu “Không dùng thì mất” đã xuất hiện khi cuốn sách này được viết ra, nhưng nó còn quá thiếu sót.

Nhờ một lĩnh vực mới có tên là khả biến thần kinh – lĩnh vực nghiên cứu khả năng thay đổi của bộ não – các nhà nghiên cứu đã đạt được niềm tin là bộ não có độ dẻo dai vô hạn. Phát hiện lớn nhất trong suốt 20 năm qua là gen. Phần lớn mọi người đều đã đọc những dòng tít lớn về việc vẽ bản đồ gen người. Đó là một thành tựu vĩ đại và cuối cùng, toàn bộ ba tỉ mảnh ADN người đã được giải mã. Điều phần lớn mọi người không biết là thay vì khiến ADN trở nên dễ hiểu hơn, tấm bản đồ mới lại càng khiến mọi thứ thêm bí ẩn. Hóa ra chúng ta có ít gen hơn đáng ra phải có khá nhiều, khoảng 20.000 đến 30.000 gen. Một số động vật cấp thấp còn có nhiều gen hơn. Các quy trình sống cơ bản của chúng ta ở cấp độ gen giống với những thứ mà không hề giống chúng ta, ví dụ như chuối hay khỉ đột.

Làm thế nào những quy trình cơ bản này tiến hóa thành một tạo vật tối cao như bộ não người vẫn hoàn toàn là một bí ẩn. Thậm chí còn bí ẩn hơn khi để tạo nên một đặc điểm nhất định Khi nhìn lại, tôi rất vui và mãn nguyện khi Cơ thể phi tuổi tác, tâm trí phi thời gian đã báo trước những sự phát triển này. Nhưng tôi chẳng có công lao gì trong việc đó. Adi Shankara đã nói trước với tôi điều tôi cần biết: Chúng ta già đi và chết vì chúng ta thấy người khác già đi và chết. Ý tưởng này giản đơn một cách phi thường mà cũng táo bạo một cách phi thường.

Làm thế nào một người, dù thông thái đến mấy, có thể thấy được một tri kiến như vậy? Đó là bởi tại Ấn Độ thời cổ đại, giáo lý cơ bản nhất là ý thức có trước. Từ ý thức tuyệt đối hay bản thể thuần khiết, toàn bộ sự sáng tạo mới nảy sinh. Có ba cấp độ sáng tạo: thế giới của các vật thể hữu hình, thế giới của các vật thể vi tế và thế giới của các vật thể vô hình. Các vật thể hữu hình thì dễ: những hòn đá, cây cối, đám mây, ngôi sao. Năm giác quan của chúng ta được thiết lập để định hình thế giới đầu tiên này. Các vật thể vi tế cũng không khó, đó là: cảm xúc, suy nghĩ, mong muốn, ước mơ và nỗi sợ. Tâm trí chúng ta được thiết lập để định hình thế giới thứ hai này. Nhưng chuyên môn thực sự của những nhà tiên tri Vệ Đà cổ đại là thế giới vô hình, nơi mà chỉ ý thức tồn tại và chỉ ý thức mới có thể biết chính mình.

Trong thế giới này, các hạt giống của sự sáng tạo được gieo. Tình yêu, sự thật, vẻ đẹp, trí tuệ và hòa bình, những điều truyền đi sự thấu hiểu, cư ngụ ở đây. Ngay cả khi vô hình, thế giới thứ ba vẫn có sức mạnh vô hạn. Nếu có thể dừng bị sao nhãng bởi năm giác quan và hướng sự chú ý vào bên trong mỗi chúng ta sẽ tìm được bản thể đích thực của mình trong địa hạt vô hình.

Tại đó, chúng ta cũng sẽ khám phá ra sức mạnh có thể tạo nên bất cứ thứ gì. Cơ thể phi tuổi tác không phải là điều bất khả thi; tất cả những gì bạn cần làm chỉ là xác định tâm trí phi thời gian của mình. Uy tín của tôi nằm ở lời hứa này và đến nay nó vẫn còn nguyên vẹn. Dù cho gần đây khoa học đã có những bước tiến lớn nhưng chúng ta vẫn sống trong một xã hội coi trọng vật chất, nơi người ta tin vào những thứ hữu hình và hoài nghi những thứ vô hình. Tôi từng hy vọng rằng cuốn sách này sẽ là một tia sáng hy vọng, dẫn đường cho bất cứ ai đã thức tỉnh và thoát khỏi vũng lầy vật chất. Hôm nay, gần 20 năm sau, ý định của tôi vẫn như vậy, khác biệt duy nhất là hy vọng đã rực rỡ hơn nhiều.

MỤC LỤC:

Lời giới thiệu mới

Lời giới thiệu trong phiên bản năm 1998

PHẦN 1. VÙNG ĐẤT KHÔNG CÓ NGƯỜI GIÀ

Thực tập: Cách tái diễn giải cơ thể bạn

PHẦN 2. LÃO HÓA VÀ NHẬN THỨC

Học cách không già:

Mối liên kết giữa niềm tin và sinh học

Sự mở ra của nhận thức

Thực tập: Sử dụng sức mạnh của nhận thức

PHẦN 3. ĐÁNH BẠI ENTROPY

Những nếp nhăn trong trường lượng tử:

Sự chuyển hóa các thông điệp thành các phân tử

Dòng chảy trí tuệ: Bảo tồn sự cân bằng của cuộc sống

Hiểm họa vô hình: Lão hóa, căng thẳng, và những nhịp điệu cơ thể

Thực tập: Trí tuệ của sự không chắc chắn

PHẦN 4. KHOA HỌC TRƯỜNG THỌ

100 năm tuổi trẻ:

Những người già nhất có thể dạy chúng ta điều gì?

Trường thọ vô hạn?

Tương lai của một kẻ bất ngờ sống sót

Những bí mật “sống lâu”

Thực tập: Hơi thở của cuộc sống

PHẦN 5. PHÁ BỎ LỜI NGUYỀN CỦA CÁI CHẾT

Sự chuyển hóa của thời gian

Ma thuật của cái chết: Vượt qua ảo tưởng cái chết

Thực tập: Phương cách phi thời gian

Trích đoạn sách:

Các nghiên cứu tiếp tục chỉ ra rằng các chỉ báo sinh học của quá trình lão hóa, như huyết áp, mật độ xương, khả năng kiểm soát nhiệt độ cơ thể, khối lượng cơ, độ khỏe của cơ, khả năng xử lý đường, nồng độ hoóc-môn sinh dục, khả năng nghe, chức năng miễn dịch, tầm nhìn gần, tất cả đều có thể được cải thiện dù cuộc đời đã bước vào nửa sau. Nói cách khác, những chỉ báo sinh học then chốt này của quá trình lão hóa, tất cả đều có thể đảo ngược. Điều này có nghĩa là có thể đảo ngược quá trình lão hóa. (Trang 18)

[….]

Tích tụ các chất độc trong cơ thể sẽ đẩy nhanh quá trình lão hóa, hay entropy. Những chất độc này phát sinh từ môi trường độc hại, thực phẩm độc hại, mối quan hệ độc hại và cảm xúc độc hại. Loại bỏ những chất độc này sẽ đẩy đồng hồ sinh học của bạn đi về hướng trẻ trung. Tập thể dục thể thao, trong đó có tập tạ, sẽ tác động trực tiếp lên các chỉ báo sinh học của quá trình lão hóa và đảo ngược quá trình này. Chế độ dinh dưỡng và thực phẩm chức năng đầy đủ, bao gồm các chất chống ô-xi hóa, rất hữu ích trong việc làm chậm quá trình lão hóa. Thiền định giúp làm chậm tuổi sinh học. Tình yêu là phương thuốc mạnh nhất và hiệu quả nhất. Nó không chỉ chữa lành mà còn làm mới. (Trang 19)

[...]

Trong mỗi cuộc đời đều có một bí mật, một ý nghĩa cốt lõi đang chờ được khám phá, và những ai đã tìm ra nó đều là những người thầy mà tôi cần học hỏi vì sự sống còn trong tương lai của chính mình. Họ đã sống những năm tháng sau khi được sinh ra lần thứ hai. Họ là những nhà khoa học trường thọ đích thực và do đó là thiên tài thực sự trong lĩnh vực này. (Trang 306)

[...]

Jonas Salk nói về trí khôn như sau: “Đó là thứ bạn nhìn thấy là biết ngay. Bạn có thể nhận ra nó, bạn có thể trải nghiệm nó. Tôi định nghĩa trí khôn là khả năng đưa ra những nhận định mà khi nhìn lại sẽ thấy chúng dường như là khôn ngoan.” (Trang 384)

[...]

Huston Smith, một cây viết nổi tiếng về tôn giáo, từng tuyên bố rằng: “Để sống được thì con người phải tin vào thứ mà mình sống vì nó”. Con người héo mòn và chết đi khi cốt lõi niềm tin của họ biến mất. Thứ có ý nghĩa nhất mà bạn có thể sống vì nó là đạt được tối đa tiềm năng của mình. Ở bất kỳ độ tuổi nào, cơ thể và tâm trí mà bạn đang trải nghiệm cũng chỉ là một phần rất nhỏ trong những tiềm năng vẫn đang mở ra cho bạn – luôn luôn có vô vàn kỹ năng, tri thức và chiều sâu giác ngộ mới đang chờ đợi bạn ở phía trước. (Trang 396)

Thông tin tác giả:

Deepak Chpra là bác sĩ y khoa, nhà sáng lập quỹ Chopra. Ông là người tiên phong trong lĩnh vực y học nội khoa, nội tiết và chuyển hóa, Ông là Giáo sư y khoa lâm sàng tại Đại học California, San Diego.
Ông là tác giả của hơn 90 cuốn sách đã được dịch ra hơn 43 ngôn ngữ và thường có tên trong danh sách những tác giả có sách bán chạy nhất của New York Times. Tạp chí Time vinh danh ông là “1 trong 100 anh hùng và biểu tượng hàng đầu của thế kỷ”.

hotline
0931068789
Danh sách so sánh
Messenger